Từ lâu, bún cùng với phở đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người, không chỉ Việt Nam mình mà ngay cả những vị khách nước ngoài cũng biết và cảm thấy rất thích thú khi được thưởng thức các món ăn chế biến từ bún.
Nhưng do bún, phở tươi không để được lâu, chỉ sử dụng trong vòng 1-2 ngày nên việc phân phối và xuất khẩu ra quốc tế gặp khó khăn.
Bún, phở khô hay còn gọi là mì gạo khô là 1 giải pháp để giải quyết những khó khăn trên. Bún, phở khô rất tiện lợi vì thế được thị trường ưa chuộng và tin dùng. Chính sự yêu thích này cùng tốc độ phát triển, khả năng phân phối đã khiến bún khô ngày càng trở nên phổ biến.
Đối với cách làm truyền thống, ép bún mang đi phơi khô ngoài nắng tự nhiên là cách làm thường xuyên nhưng chúng chỉ hiệu quả vào những ngày nắng tốt, những tháng vào mùa nắng. Ngoài ra, việc phơi bún ngoài trời cũng không đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 1: Chọn nguyên liệu
Nên chọn loại gạo khô và nở nhiều như: gạo khang dân, gạo kháng mằn, gạo Q5…
Chọn gạo cũ (gạo đã thu hoạch từ vụ trước)
Gạo sạch không chứa sạn tạp chất như đầu mày trấu, đá sỏi, ảnh hưởng đến quá trình xay và sản phẩm
Bước 2: Ngâm, rửa gạo
Sau đó ngâm gạo trong vài giờ, nước ngâm gạo phải là nước sạch (ngày trước thường sử dụng nước mưa, giờ thì sử
dụng nước máy) để cho bún có màu trắng sạch.
Cho gạo ra thùng để rích nước, rồi đưa vào xay mịn.
Bước 3: Xay gạo bằng máy xay gạo công suất lớn
Trước khi xay phải vệ sinh sạch toàn bộ máy gồm: toa chứa gạo, vệ sinh toàn bộ xung quanh máy, chú ý là luôn đóng
cửa xuống gạo của toa đựng gạo.
Có thể tùy chỉnh kích thước bột xay bằng vòng quay
Sau khi xay thu được hỗn hợp bột nước
Tất cả các công đoạn trên sẽ được làm hoàn toàn tự động bằng Hệ thống vo, ngâm gạo tự động công suất lớn xả thẳng
vào máy xay gạo.
Tất cả các công đoạn trên sẽ được làm hoàn toàn tự động bằng Hệ thống vo, ngâm, xay gạo công suất lớn.
Bước 4: Công đoạn làm khô bột
Máy hút bột chân không hoặc Máy vắt li tâm sẽ thực hiện khâu làm khô bột với công suất lớn, đảm bảo chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm
Máy vắt bột li tâm
Máy hút bột chân không hoặc Máy vắt li tâm sẽ thực hiện khâu làm khô bột với công suất lớn, đảm bảo chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm
Bước 5: Tạo sợi bún, phở khô: Sử dụng đầu đùn 1 nòng hoặc 2 nòng để tạo sợi
Lúc này bột sẽ được ép và đùn bằng máy cho ra sợi bún thành hình, kích thước sợi bún phụ thuộc diện tích khuôn bún.
Đầu đùn 1 nòng
Cho khoảng 5 kg bột lên toa chứa bột của máy tạo sợi
Sau đó lắp sàng làm chín sơ bộ vào máy
Đồng thời điều chỉnh tốc độ tạo sợi cho phù hợp
Tiếp theo sẽ chạy sơ bộ cho đến khi sợi bột hết vệt màu trắng sữa của bột cũ còn sót lại trong máy (sau đó cho hồi lưu
bột lại nhiều lần đến khi sợi bột hết màu trắng sữa).
Sợi bún ra đến độ dài nhất định sẽ được cắt, liên tục và đều nhau bằng Máy cắt bún khô từ máy đùn bún tự động
Chú ý:
+ Không để tạp chất như: mặt sắt, sỏi đá … rơi vào lẫn với bột
+ Khi tạo sợi đầu tạo sợi rất nóng tránh chạm vào có thể dẫn tới bỏng
+ Khi mất điện ngắt cầu giao điện và thay sàng khác
+ Khi quá trình tạo sợi kết thúc phải vệ sinh sàng và đầu tạo sợi. Nếu không chạy máy liên tục phải vệ sinh cả phần xoắn
tạo sợi bên trong, chú ý xếp các xoắn theo đúng thứ tự ban đầu.
Bước 6: Ủ bún
Xếp bún sợi lên sào dùng giấy nilon lót và che kín không để cho bún tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài.
Ủ trong 10- 12 giờ
Bước 7: Làm tơi bún bằng máy
Dỡ bún sau khi ủ, nhúng nước rồi cho vào làm tơi sợi bún, dùng lược thưa chải sợi bún.
Chú ý:
Khi chải làm tơi sợi bún tránh dùng sức mạnh làm đứt sợi bún dẫn tới bị hao hụt nhiều
Khi không giũ hết bún phải dùng vải, nilong che đậy kín lại nhưng không được để bún dính nước. chỉ nên cho thời gian
bún chờ giũ là 1 ngày tránh tình trạng bún quá khô và có thể bị chua.
Bước 8: Sấy khô sản phẩm bằng Dây chuyền sấy bún phở khô hoàn toàn tự động
khép kín công suất lớn
Bún sau khi được làm tơi sẽ được sấy khô ở nhiệt độ và thời gian phù hợp. Bún sau sấy sẽ đạt độ ẩm 12-14%.